Cách xử lý đúng đắn khi trẻ con tức giận

20.02.2024 BTV dieu.tranthi
Cách xử lý đúng đắn khi trẻ con tức giận

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Việc trẻ con tức giận, khóc lóc ăn vạ hay mất kiểm soát đập phá đồ đạc sẽ khiến ba mẹ thấy mệt mỏi, xấu hổ, đặc biệt là khi ở nơi công cộng. Thật ra, cơn giận của các con vốn là một dạng khủng hoảng cảm xúc, tình trạng này sẽ giảm dần khi con lớn dần và có nhận thức. Tuy nhiên, ba mẹ vẫn cần quan tâm, giáo dục cũng như định hướng để giảm các phản ứng tiêu cực của trẻ ngay từ sớm, tránh hành động này trở thành thói quen khi con trưởng thành.

Vậy, ba mẹ nên làm thế nào khi trẻ nổi cơn tam bành? Liệu quát mắng cho con im lặng có phải là biện pháp hiệu quả? Cùng tham khảo bài viết này để tìm ra nguyên nhân và cách xử lý chính xác nhất nhé!

Tại sao trẻ từ 1- 3 tuổi thường dễ nổi cáu và mất kiểm soát?

Hẳn là mọi người đã từng nghe đến cụm từ khủng hoảng tuổi lên 3, hay còn được gọi là Tantrum. Trẻ mới biết đi trong độ tuổi 1-3 thường phải trải qua cơn khủng hoảng Tantrum. Đây là hiện tượng sự bùng nổ cảm xúc được thể hiện qua những cơn khóc, những lần la hét hay thậm chí là đánh người, đập phá đồ đạc ở trẻ. Đôi khi cũng xảy ra một số hành vi tiêu cực trong cơn tức giận như tự hại bản thân.

Trẻ có thể quăng đồ đạc để bày tỏ sự tức giận của bản thân

Trên thực tế, khủng hoảng Tantrum thường xảy ra ở cả bé trai lẫn bé gái. Tuy nhiên, ba mẹ có thể dễ dàng nhận thấy không phải đứa trẻ con tức giận nào cũng xả cơn tức bằng cách nổi cáu. Đó là bởi tính cách của con sẽ bị ảnh hưởng bởi gia đình cũng như môi trường mà con đang sinh sống.

Giai đoạn từ 1 - 3 tuổi, bé đang phát triển về mặt cảm xúc, ngôn ngữ và kỹ năng xã hội. Trẻ vẫn chưa thể biểu đạt cảm xúc và nhu cầu của mình một cách chính xác. Chính vì thế, con dễ rơi vào trạng thái khó chịu, bức bối do không thể mô tả được, điều này sẽ dẫn đến những cơn nóng giận. Dễ hiểu hơn thì sự giận dữ của con cũng là cách mà trẻ đang thể hiện cảm xúc của con lúc ấy.

Khi nào thì con có thể trở nên tức giận?

Ba mẹ nên để ý những trường hợp con trở nên tức giận để dạy con cách biểu đạt phù hợp, qua đó hoàn thiện chỉ số cảm xúc (EQ) của con.

  • Trẻ không có được thứ mình nhé ví dụ như bánh kẹo hay đồ chơi
  • Trẻ bị ép phải nghe lời ba mẹ và không được làm theo ý mình
  • Con muốn thu hút sự chú ý của người lớn và muốn người lớn làm theo ý của mình
  • Bé gặp khó khăn trong việc biểu đạt cảm xúc hoặc giải quyết vấn đề, ví dụ như bị đứa bé khác lấy mất đồ chơi nhưng không biết nên làm sao

Ba mẹ cần hiểu khi nào con tức giận để tìm hướng xử lý

Đôi khi, lý do trẻ con tức giận lại đến từ ba mẹ, vậy nên bạn cũng cần tránh các tình huống có thể “kích hoạt” cơn tức giận của trẻ, ví như: ngăn con khóc bằng cách quát con, đưa con đi ngang qua quầy đồ ăn vặt mà con thích nhưng lại không mua cho bé, yêu cầu con phụ việc nhà dù con đang rất mệt…

Bạn nên làm gì để hạn chế việc trẻ con tức giận hoặc mất kiểm soát về cảm xúc?

Việc trẻ con tức giận ở giai đoạn 1 đến 3 tuổi là vấn đề khó tránh khỏi. Mặc dù chúng ta không thể ngăn chặn hoàn toàn nhưng vẫn có thể sử dụng các giải pháp ở đâu để cả ba mẹ và con cái đều thoải mái.

Ngăn chặn cơn tức giận bằng việc đánh lạc hướng

Khi trẻ nổi cáu, bạn có thể thử đánh lạc hướng con bằng một hoạt động khác thú vị hơn. Ví dụ như trẻ muốn nhảy trên ghế sofa, bạn có thể giả vờ nhờ trẻ nấu một bữa ăn bằng cách đưa cho con giúp nấu ăn bằng cách đưa cho trẻ Lò nướng bánh mì. Sau đó, bạn hãy khen trẻ làm tốt để con quên đi điều mình đang đòi hỏi.

Bé sẽ chơi đùa với lò nướng bánh mì đến quên cả tức giận

Bạn cũng có thể khiến trẻ “quên” đi việc con muốn làm bằng cách thay đổi môi trường, ví như đưa con ra ngoài hoặc bế sang một căn phòng khác. Việc dời đi sự chú ý tức thời sẽ xoa dịu cơn giận của con, giảm thiểu số lần trẻ con tức giận.

Tạo thói quen sinh hoạt hợp lý

Bạn có thể thiết lập về sinh hoạt để trẻ nhận biết được nhu cầu nào của mình sẽ được đáp ứng vào thời điểm nào ba mẹ hãy cố gắng bám sát theo những gì đã lên kế hoạch kể cả thời gian ngủ và ăn của bé bởi vì trẻ con sẽ dễ dàng trở nên nóng nảy Nếu không đủ thời gian nghỉ ngơi hoặc bị đói.

Cho bé quyền được lựa chọn

Bạn có thể cho con lựa chọn một số vấn đề nhỏ trong cuộc sống. ví dụ như: “Con muốn mặc váy hay quần?”, “Con muốn ăn táo hay nho?”. Việc này giúp trẻ cảm thấy mình được tôn trọng, qua đó hạn chế được việc trẻ con tức giận. Ba mẹ cũng nên tránh việc nói không với bất cứ những gì con yêu cầu, việc làm này sẽ dẫn đến nhiều phản ứng tiêu cực hơn.

Khen ngợi khi con ngoan ngoãn, biết nói lên suy nghĩ của bản thân

Khi con hành động theo những gì ba mẹ hướng dẫn thì hãy dành cho con những lời khen và cho con biết rằng ba mẹ rất tự hào dùm con những câu nói khích lệ như: “Hôm nay con biết gọi mẹ khi đói rồi này, ngoan quá!”, “Cảm ơn con đã đợi mẹ nấu ăn nha.”, “Con ngoan quá biết chia sẻ đồ chơi cho anh chị luôn.”… Điều này giúp trẻ hiểu và sẽ “siêng năng” biểu đạt cảm xúc của bản thân nhiều hơn.

Những lời khen sẽ là sự khích lệ to lớn cho sự phát triển cảm xúc của con

Trẻ con tức giận vốn là chuyện rất bình thường trong quá trình phát triển của con, do không biết cách diễn đạt nhu cầu của bản thân. Vậy nên ba mẹ hãy thật kiên nhẫn và bao dung khi con đang bị khủng hoảng tuổi lên 3 nhé. Sự đồng hành của ba mẹ chính là sự cổ vũ lớn lao nhất khi con gặp khó khăn. Đừng quên ghé mục Cẩm nang của Mykingdom để tìm hiểu thêm nhiều bí quyết dạy con hữu ích.