Tìm hiểu nguyên nhân trẻ chán đồ chơi và cách khắc phục

20.02.2024 BTV dieu.tranthi
Tìm hiểu nguyên nhân trẻ chán đồ chơi và cách khắc phục

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Khi trẻ chán đồ chơi, ba mẹ thường có xu hướng mua đồ chơi mới cho con. Tuy nhiên, giải pháp này không phải lúc nào cũng tốt. Cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân khiển trẻ “cả thèm chóng chán” và cách giải quyết vấn đề này nhé.

Tại sao trẻ chán đồ chơi?

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, đồ chơi đóng một vai trò vô cùng hữu ích đối với sự phát triển của trẻ con. Đồ chơi sẽ giúp trẻ học được các kỹ năng mới, trong quá trình đó con cũng thể hiện các sở thích đồ chơi khác nhau trong từng giai đoạn phát triển.

Thêm vào đó, trong khoảng giai đoạn 0-7 tuổi, não bộ của bé cực kỳ phát triển và tốc độ tiếp thu cũng rất nhanh. Vì vậy, trẻ có thể dễ dàng khám phá đồ chơi có hạn chế độ khó cho lứa tuổi. Thế nên, phụ huynh cần chọn đồ chơi phù hợp với từng độ tuổi để tránh trường hợp trẻ chán đồ chơi. Đồ chơi càng khó trẻ càng bị hấp dẫn và gắn bó với đồ chơi lâu dài. 

Giải quyết vấn đề bằng cách chọn đồ chơi phù hợp với độ tuổi

Trẻ chán đồ chơi một phần là do con đã biết mọi điều về món đồ chơi, qua đó mất đi hứng thú. Ba mẹ không nên lập tức mua cho con đồ chơi mới để thu hút con, điều này sẽ giới hạn giá trị của các loại đồ chơi mang lại. Thay vào đó, phụ huynh nên chọn đồ chơi có độ khó phù hợp. 

  • Trẻ sơ sinh: Ở độ tuổi này, con cần sử dụng tất cả các giác quan để tìm hiểu thế giới xung quanh. Trẻ  bị thu hút bởi những vật thể có màu sắc tươi sáng và có giai điệu bắt tai và hấp dẫn. Đồ chơi tốt nhất cho trẻ trong độ tuổi này là lục lạc, thảm đồ chơi âm nhạc…

Thảm chơi âm nhạc sẽ giúp trẻ sơ sinh phát triển toàn diện

  • Trẻ 2-4 tuổi: Đây là giai đoạn kỹ năng ngôn ngữ của con dần hoàn thiện, ba mẹ nên cho con chơi các loại đồ chơi trí nhớ, đồ chơi nhập vai… vào thời điểm này để phát triển tư duy về khả năng lựa chọn và phân biệt màu sắc cho trẻ.

  • Từ 4-6 tuổi: Vào thời điểm này, trẻ đã sẵn sàng để đi học; và con cũng chú ý nhiều hơn vào các sự vật xung quanh. Con bắt đầu khám phá các đồ vật quanh mình; chính vì thế nên con cũng cần đồ chơi thích hợp để trau dồi khả năng sáng tạo. Ba mẹ nên cung cấp cho con các bộ đồ chơi lắp ráp, xếp hình,... Đây là các loại đồ chơi có cấp độ khó tăng dần, có ích cho khả năng tư duy và sáng tạo, bạn chắc chắn nên cho con thử sản phẩm này. 

Không nên mua cho trẻ quá nhiều đồ chơi cùng lúc

Khi ba mẹ mua cho con quá nhiều đồ chơi, điều này sẽ dẫn đến việc trẻ chán đồ chơi bởi con sẽ mất khả năng tập trung vào một đồ chơi cụ thể. Sự phân tán này có thể làm giảm khả năng tương tác xã hội, sáng tạo và khả năng tập trung của trẻ. Hơn nữa, các bé dư thừa đồ chơi sẽ khó có thể tận dụng hết tiềm năng và lợi ích mà mỗi đồ chơi mang lại. Khi trẻ có quá nhiều đồ chơi sẵn có, họ có thể trở nên phụ thuộc vào đồ chơi để giải trí. Điều này có thể làm mất đi khả năng tự giải quyết vấn đề và sự sáng tạo của trẻ, vì các con không cần phải tự mình tìm kiếm giải pháp.

Trẻ chán đồ chơi khi con có nhiều đồ chơi quá mức cần thiết

Khi trẻ chán đồ chơi và ba mẹ lập tức mua đồ chơi mới, việc này có thể dẫn đến lãng phí tài nguyên và tiền bạc. Ngoài ra, đồ chơi cũng chiếm một khoảng lớn không gian trong nhà, tạo thành sự lộn xộn trong tổ ấm. Không món đồ chơi nào có thể hoàn toàn thu hút sự chú ý của bé và con cũng chẳng chú tâm chơi khi có quá nhiều sản phẩm trước mặt. Để tăng khả năng tập trung cho con, bạn hãy để hầu hết đồ chơi ra khỏi tầm mắt bé và chỉ đưa một món đồ chơi cho con mỗi lần. 

Ba mẹ hãy trở thành người bạn chơi thân thiết nhất của con

Ngoài trở thành người mua đồ chơi cho con, ba mẹ còn có thể là người bạn chơi cùng thân thuộc nhất. Đối với trẻ, ba mẹ là người con muốn được gần gũi và trò chuyện mỗi ngày, việc chơi đồ chơi cùng con cũng hạn chế việc trẻ chán đồ chơi. Bạn cần nhớ rằng, những loại đồ chơi hào nhoáng, đắt đỏ đôi khi sẽ không mang lại lợi ích cho con nếu như đó không phải món đồ chơi con thật sự cần. Bạn hãy thường xuyên giao tiếp với trẻ, việc tương tác này có tác động vô cùng tích cực đến con.

Ba mẹ hãy đồng hành cùng con trong mọi trò chơi để trẻ không bị chán 

Trẻ học hỏi từ việc tương tác với cuộc sống, với ba mẹ. Việc trẻ chán đồ chơi cũng phần nào cho thấy con đang bực bội vì không nhận được sự quan tâm đầy đủ từ phụ huynh. Con đang cố gắng nói với bạn điều gì đó, và điều đầu tiên ba mẹ nên làm là trò chuyện lại cùng con. Đừng ngại ngần thể hiện sự quan tâm, đứa trẻ được lớn lên trong tình yêu thương cũng sẽ học được cách quý trọng đồ chơi.

Trên đây nguyên nhân và giải pháp khi trẻ chán đồ chơi. Đồ chơi là người bạn đồng hành, gắn bó với con trong suốt khoảng thời gian bé được sinh ra cho đến khi lớn. Những món đồ chơi có thể dạy trẻ nhiều kỹ năng khác nhau mà con sẽ cần trong cuộc sống như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sáng tạo…