Dấu hiệu và cách xử lý thói quen không tốt ở trẻ

20.02.2024 BTV dieu.tranthi
Dấu hiệu và cách xử lý thói quen không tốt ở trẻ

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Trẻ trong giai đoạn phát triển sẽ dần học được rất nhiều thứ, từ cách nói chuyện đến cách cư xử sao cho phù hợp. Trong quá trình ấy, trẻ sẽ vô tình học được những thói hư, tật xấu từ những người xung quanh. Bố mẹ nên chú ý đến những thói quen không tốt ở trẻ và xử lý từ sớm, nếu không khi con đã hoàn toàn cho rằng những việc làm ấy là đúng thì sẽ rất khó xử lý.

Không lễ phép, sử dụng ngôn từ không phù hợp

Vấn đề không lễ phép này thật ra đến từ những thói quen nhỏ nhất mà bố mẹ thường bỏ quên, thậm chí còn ủng hộ. Ví dụ, rất nhiều bé nghe người khác nói chuyện rồi gọi mẹ là hổ cái, sư tử hà đông… bố chẳng những không răn dạy ngay mà còn vỗ tay cười vang. Hành động này vô tình đã cổ vũ con, tạo nên thói quen không tốt ở trẻ. Khi con biết mình “hỗn” mà không bị mắng, thậm chí còn được khen thì hành động này sẽ ngày càng quá quắt hơn.

Cần phải chỉnh đốn ngay thói quen xấu ở trẻ

Để tránh tạo thành thói quen không tốt ở trẻ, phụ huynh cần kịp thời chỉnh đốn khi con có những ngôn từ không phù hợp. Quan trọng nhất là phải nghiêm khắc chỉ bảo để con biết rằng mình đã sai. Nếu bố mẹ vừa cười vừa nói thì bé sẽ không cho là thật.

Cho con xem tivi/điện thoại/ipad khi ăn cơm

Trong thời đại công nghệ và các ngành công nghiệp giải trí vô cùng phát triển như hiện nay, tình trạng này có thể xem như phổ biến ở rất nhiều gia đình. Điện thoại sẽ được sử dụng như công cụ đánh lạc hướng trẻ trong bữa ăn, giúp con nhanh chóng ăn hết cơm. Dần dà, bé có chương trình yêu thích và nằng nặc phải bật kênh đấy lên thì mới chịu ăn, hình thành thói quen không tốt ở trẻ.

Một số nghiên cứu về hành vi cho thấy hành động ăn khi xem chương trình giải trí sẽ khiến trẻ bị tăng cân. Đó là bởi khi trẻ quá tập trung vào việc xem, não bộ của con sẽ không nhận được thông điệp về việc đã no, dẫn đến việc trẻ ăn quá mức so với sức chịu đựng, lâu dài sẽ khiến con béo phì, đau dạ dày. 

Trẻ dễ bị xao nhãng và quên mất việc ăn cơm khi xem điện thoại

Trường hợp ngược lại, trẻ quá chú ý vào chiếc điện thoại trên tay và không tập trung vào bữa ăn. Bữa ăn sẽ kéo dài hơn bình thường bởi con quên ăn hoặc cứ ngậm cơm trong miệng suốt, dẫn đến tình trạng chán ăn và trẻ sẽ gầy gò hơn bạn cùng trang lứa. Bên cạnh đó, bàn ăn cũng là nơi để gắn kết gia đình lại với nhau, bố mẹ nên khuyến khích trẻ tương tác với phụ huynh thay vì cắm mắt vào điện thoại.

Ăn vặt thay bữa chính

Nhiều phụ huynh thường cho phép trẻ được ăn vặt bất cứ lúc nào con thích. Điều này khiến lượng cơm bữa chính của con giảm xuống rất nhiều, có nhiều bé thậm chí còn bỏ bữa. Hậu quả là con không cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, dẫn đến trẻ dễ bị ốm hơn, ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao, một số bé còn bị béo phì.

Cách xử lý thói quen không tốt ở trẻ là bố mẹ cần cho con ăn vặt vào những khung giờ cố định. Thêm vào đó, mẹ cũng nên biến tấu để bữa ăn trông hấp dẫn và kích thích bé ăn nhiều hơn thông qua các loại thực phẩm khác nhau và cách trang trí. Bên cạnh đó, phụ huynh không nên ép trẻ ăn các loại thực phẩm mà bé không ăn được, hãy thử thay thế bằng món khác có giá trị dinh dưỡng tương đương, hoặc thay đổi cách chế biến. 

Chế độ ăn uống lành mạnh mới tốt cho trẻ

Bạn cũng có thể sắm cho bé các bộ đồ chơi làm bếp, sau đó cùng trẻ chơi trò nấu ăn. Trò chơi này sẽ vừa kích thích tinh thần sáng tạo của trẻ, vừa giúp trẻ hào hứng hơn với các món ăn do chính mình làm ra.

Thói quen không tốt ở trẻ: nói dối

Nhiều phụ huynh có cách phạt trẻ khi con làm sai chuyện gì hoặc không nghe lời là mắng mỏ, cho con úp mặt vào tường,... Việc này sẽ hình thành thói quen không tốt ở trẻ, vì không muốn bị phạt nên con sẽ học cách nói dối. Con sẽ quen với việc không trung thực, lúc nào cũng nói dối và dần đánh mất mối quan hệ thân thiết với các thành viên trong gia đình. 

Chính vì vậy, để con thoát khỏi thói quen không tốt ở trẻ, bố mẹ cũng nên thay đổi cách cư xử với con. Khi có chuyện xảy ra, hãy nói chuyện một cách nhẹ nhàng và hỏi con nguyên nhân để cùng tìm cách giải quyết. Hơn nữa, dù cho bé làm sai nhưng con dũng cảm thú nhận thì phụ huynh vẫn nên khen ngợi vì con đã trung thực. Việc duy trì bầu không khí yêu thương và ấm áp trong mỗi gia đình là điều quan trọng để giảm căng thẳng cho bé, để con phát triển toàn diện về mặt cảm xúc.

Để tránh bị phạt, nhiều bé chọn cách nói dối

Đi ngủ không đúng giờ

Các bé dưới 10 tuổi cần ngủ trung bình 11 tiếng mỗi ngày. Nếu không được nghỉ ngơi đủ, các bé sẽ dễ trở nên cáu kỉnh, thiếu tập trung, mệt mỏi và phờ phạc hơn. Thiếu ngủ còn dẫn đến nhiều hệ lụy khác liên quan đến não bộ như hay quên, tư duy chậm phát triển… Ngủ không đủ giấc còn gây mất cân bằng từ bên trong, ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan như tim, gan, thận, phổi…

Cách giải quyết thói quen không tốt ở trẻ này là thiết lập thời gian ngủ, nghỉ hợp lý và duy trì một cách nghiêm túc. Ban đầu, nếu con chưa quen với việc ngủ đúng giờ, bố mẹ có thể ở bên và đọc cho con những câu chuyện cổ tích, bật nhạc trước khi ngủ để trẻ dễ vào giấc hơn, thiết lập thói quen tốt cho con.

Kể chuyện cổ tích là cách hiệu quả để trẻ ngoan ngoãn đi ngủ

Những thói quen không tốt ở trẻ sẽ đặt chướng ngại lớn trong việc hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần. Các thói quen này có thể làm giảm sự tập trung, khiến tinh thần trẻ lúc nào cũng căng thẳng, dễ gây ra những vấn đề liên quan đến phạm trù tâm lý khi con trưởng thành. Phụ huynh nên chủ động nhận biết các dấu hiệu từ sớm, qua đó tìm biện pháp giáo dục, và hỗ trợ trẻ thay đổi để xây dựng một tương lai khỏe mạnh và hạnh phúc cho thế hệ trẻ.