Lợi ích của giao tiếp trong sự phát triển não bộ của trẻ

20.02.2024 BTV dieu.tranthi
Lợi ích của giao tiếp trong sự phát triển não bộ của trẻ

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Giao tiếp là một hoạt động tương tác xã hội cơ bản và cần thiết để trẻ em phát triển các kỹ năng xã hội và ngôn ngữ. Việc tương tác với người lớn và các bạn cùng trang lứa giúp trẻ em rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ, giúp trẻ học từ mới, mở rộng vốn từ vựng và nâng cao khả năng diễn đạt. Lợi ích của giao tiếp còn thể hiện ở mặt trẻ có thể phát triển khả năng giao tiếp xã hội, học cách tương tác và giải quyết xung đột với những người xung quanh. 

Lợi ích của giao tiếp: để tăng vốn từ vựng

Đứa trẻ nào cũng sẽ được học nghe trước, sau đó đến học nói. Đa số trẻ em sẽ phát triển ngôn ngữ và tăng vốn từ vựng bằng cách - lắng nghe những người xung quanh. Lợi ích của giao tiếp ở đây là ngôn ngữ trẻ được nghe hàng ngày càng phong phú và nhiều thì vốn từ vựng của trẻ càng được phát triển tốt hơn.

Sau khi đã nghe hiểu, thì con bắt đầu bập bẹ lặp lại, qua đó ôn tập lại các từ đã học được. Trong quá trình đó, phụ huynh chăm chỉ tập nói cho con thì trẻ sẽ phát triển vốn từ vượt bậc, đặt nền tảng cho việc giao tiếp lưu loát trong tương lai. Ba mẹ cũng có thể tham khảo thêm các loại đồ chơi có âm thanh của FISHER PRICE 19, để trong lúc chơi con vẫn có thể bắt chước nói theo các từ mà mình nghe được.

Trong lúc chơi con cũng có thể phát triển khả năng giao tiếp

Một số lợi ích của giao tiếp khác: giúp cải thiện trí tuệ và cảm xúc của trẻ

Khi ba mẹ nói chuyện với con cái, vỏ não của trẻ ở trạng thái hoạt động và hưng phấn. Phần lợi ích của giao tiếp này rất hữu ích cho việc hình thành các tế bào thần kinh trong não. Nếu ba mẹ thường xuyên giao tiếp với con thì còn có thể giúp kích thích sự phát triển trí não của trẻ, việc giao tiếp thậm chí đem đến lợi ích phát triển trí tuệ hơn cả việc đọc sách.

Giao tiếp và tương tác xã hội đòi hỏi trẻ phải sử dụng nhiều kỹ năng như lắng nghe, phản hồi, đưa ra quyết định và xử lý vấn đề. Chúng ta thấy rõ ràng lợi ích của giao tiếp là góp phần phát triển các khu vực khác nhau trong não bộ của trẻ, bao gồm các khả năng về tư duy, trí nhớ, khả năng tập trung và sự linh hoạt trong suy nghĩ.

Giao tiếp mang đến lợi ích phát triển về nhiều mặt

Bên cạnh đó, những cuộc nói chuyện và chia sẻ trong gia đình sẽ góp phần cải thiện đáng kể cảm xúc của trẻ. Những đứa trẻ được nói chuyện với ba mẹ hàng ngày sẽ có kỹ năng giao tiếp đáng ngưỡng mộ, sẽ trở thành những người tinh anh nhất trong xã hội ở tương lai. Ngược lại, những người thiếu giao tiếp thuở nhỏ, khi lớn lên, họ thiếu hụt khả năng này và các kỹ năng cảm xúc khác cũng kém phát triển. Vậy là chúng ta đã điểm qua một số lợi ích của giao tiếp, vậy nên giao tiếp như nào cho đúng? Cùng tham khảo phần bên dưới.

Làm thế nào để trẻ giao tiếp hiệu quả hơn?

Giao tiếp là yếu tố quan trọng đối với sự trưởng thành và phát triển của trẻ, nhưng phát huy tối đa lợi ích của giao tiếp và để trẻ giao tiếp hiệu quả thì ba mẹ cần chú ý đến phương pháp. Khi nói chuyện với trẻ, hãy đặt cuộc trò chuyện ở thế bình đẳng. Đừng khiển trách trẻ hay ép con phải im lặng dù có bị mắng, hành động này không phải giao tiếp và sẽ không giúp não bộ của con phát triển. Đặc biệt, phụ huynh nên chú ý tới cảm xúc của con trẻ, đừng nghĩ rằng con còn nhỏ chưa hiểu gì. 

Hãy để ý tới cảm xúc của con trẻ để con luôn vui vẻ

Thêm vào đó, khi con trẻ có thắc mắc cần hỏi, đừng phớt lờ con. Điều con muốn đôi khi chẳng phải câu trả lời chính xác mà là sự quan tâm của ba mẹ. Việc này cũng là cơ hội để xây đắp hình tượng vĩ đại của ba mẹ trong mắt con. Khi chọn cách bỏ qua câu hỏi của trẻ bằng những câu trả lời qua loa, không thuyết phục, sẽ vô tình khiến trẻ không còn tin tưởng và dần không muốn nói chuyện với ba mẹ nữa. Điều này cũng đi ngược lại nguyện vọng mang đến lợi ích của giao tiếp cho con. Bậc làm cha mẹ dù có bận rộn như thế nào, cũng nên dành chút thời gian để gìn giữ mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. 

Cuối cùng, giao tiếp hiệu quả cần có sự tương hỗ. Trong quá trình giao tiếp với trẻ, phụ huynh nên tạo cho trẻ đủ cơ hội để bộc lộ suy nghĩ của mình, đồng thời dạy con cách bảo vệ quan điểm. Quá trình này không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp, mà còn giúp ba mẹ hiểu hết nỗi lòng ngây thơ của con trẻ.

Giao tiếp giúp trẻ phát triển toàn diện cả về các kỹ năng xã hội quan trọng và trí tuệ. Rèn luyện kỹ năng này cho con từ sớm sẽ hỗ trợ con học được cách kết nối với người khác, xây dựng mối quan hệ. Những kỹ năng xã hội này là rất quan trọng trong cuộc sống và giúp trẻ phát triển toàn diện và trở nên thành công trong cả công việc lẫn cuộc sống. Nếu bạn đọc được bài viết về lợi ích của giao tiếp này, thì hãy cố gắng nói chuyện với trẻ nhiều hơn nhé.