3 cách giúp bé vượt qua nỗi sợ tiêm hiệu quả

20.02.2024 BTV dieu.tranthi
3 cách giúp bé vượt qua nỗi sợ tiêm hiệu quả

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Làm sao để bé vượt qua nỗi sợ tiêm luôn là trăn trở của nhiều ba mẹ. Con sợ đau, khóc ré lên hay thậm chí là la hét không chịu tiêm khiến mỗi lần tiêm phòng đều trở thành một cuộc chiến. Cùng Mykingdom giải quyết vấn đề này bằng 3 mẹo sau đây nhé!

Giải thích cho con hiểu về cơn đau khi bị tiêm

Nhiều phụ huynh sợ con không chịu đi tiêm nên đã nói giảm nói tránh để an ủi con, phổ biến như: “Tiêm không đau đâu, nhắm mắt một tí là qua”, “Tiêm chỉ đau giống như bị kiến cắn thôi”... Hành động này tưởng chừng như đang giúp con, nhưng thực ra sẽ chỉ khiến trẻ mất niềm tin vào lời nói của ba mẹ, đồng thời không hợp tác khi cần được tiêm.

Rebecca Carter - bác sĩ nhi khoa tại Trung tâm Y tế Đại học Maryland và là Trợ lý Giáo sư Nhi tại Trường Y khoa Maryland, Mỹ, đưa ra khuyến nghị rằng ba mẹ nên giải thích cho con hiểu kim tiêm sẽ khiến con bị đau trong vài giây, thay vì những lời nói an ủi không đúng sự thật.

Giải thích cho con hiểu về về cảm giác đau sẽ giảm thiểu cảm xúc tiêu cực của bé

Để bé vượt qua nỗi sợ tiêm, ba mẹ có thể cùng con đếm nhẩm 3 - 5 giây, để con hiểu rằng thời gian tiêm rất ngắn. Qua đó, bé cũng cảm thấy quá trình tiêm chủng không quá đau đớn Bạn cũng có thể gợi lại những trải nghiệm khác của trẻ, ví dụ khi con bị ngã, để tham chiếu với cơn đau do tiêm vaccine.

Động viên để bé vượt qua nỗi sợ tiêm

Nhiều đứa trẻ cứ thấy kim tiêm là co rúm người lại, đây là phản ứng bình thường. Tuy nhiên, trường hợp trẻ có những phản ứng quá khích, thì ba mẹ cần nhận ra đây là biểu hiện của nỗi sợ để tìm kiếm phương pháp giúp bé vượt qua nỗi sợ tiêm

Đối với các bé sợ bác sĩ, sợ tiêm do còn lạ lẫm, ba mẹ có thể mua cho con Vali bác sĩ màu hồng.Ba mẹ có thể đóng vai bác sĩ hoặc để bé đóng vai để con tập sử dụng với kim tiêm, ống nghe trong lúc khám bệnh. Khi bé đã hình dung được buổi tiêm sắp tới sẽ xảy ra chuyện gì, sẽ hạn chế các hành động bộc phát. Hơn nữa, ba mẹ nên ở cạnh con vào các buổi tiêm để con đỡ sợ hãi, cũng như kịp thời trấn an con trẻ khi con quá sợ hãi.

Tập làm quen với các dụng cụ y tế có tác dụng to lớn trong việc giúp bé vượt qua nỗi sợ tiêm

Nếu trước khi tiêm con vẫn quá căng thẳng, bạn có thể sử dụng một chiếc bút bi giúp con làm quen với mũi kim. Đừng quên thưởng cho con 1 viên kẹo và dạy con cách hít thở thật sâu để bé nhanh chóng lấy lại bình tĩnh. Nếu được, ba mẹ có thể nhờ bác sĩ trấn an con, một bác sĩ hiền từ thân thiện sẽ giúp buổi tiêm phòng thêm dễ chịu.

Sau khi kết thúc buổi tiêm phòng, dù cho bé vượt qua nỗi sợ tiêm hay chưa thì ba mẹ vẫn nên thưởng cho con một món quà nho nhỏ, có thể là một cái ôm, một buổi đi chơi, một món đồ chơi mới… Bạn nên tỏ thái độ tự hào khi con đã dũng cảm ngồi tiêm xong, đồng thời giảng giải rằng con đã góp phần bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng, để xây dựng cảm giác tự hào trong con.

Chọn cơ sở y tế có môi trường thoải mái, dễ chịu

Nếu con mới tập quen với việc đi tiêm phòng, ba mẹ nên chọn các dịch vụ y tế có không gian yên tĩnh, ví dụ như phòng khám của bác sĩ nhi khoa để con thấy thoải mái hơn. Để con làm quen với việc tiêm cũng vô cùng quan trọng trong quá trình giúp bé vượt qua nỗi sợ tiêm. Trong trường hợp con mới đi tiêm mà ba mẹ chọn nơi quá đông bệnh nhân, nếu bị tiếng khóc của các bé khác kích thích thì con cũng sẽ trở nên sợ hãi.

Đặc biệt, ba mẹ nên tham khảo kỹ càng và chọn một cơ sở y tế cố định. Trẻ nhỏ thường có xu hướng sợ hãi với môi trường xa lạ. Nếu ba mẹ liên tục đổi nơi tiêm phòng cho con thì bé sẽ cảm thấy rất bức bối mỗi lần phải đi tiêm.

Nếu bé đã quen thuộc với bác sĩ thì con cũng đỡ sợ hơn khi phải sử dụng dịch vụ y tế

Quan trọng nhất, ba mẹ cần chọn một ngày rảnh rỗi để dắt bé đi tiêm. Nếu ba mẹ trích thời gian đi tiêm từ thời gian nghỉ trưa ở trường hoặc trước khi ba mẹ đi làm thì con sẽ không được nghỉ ngơi thoải mái. Hơn nữa sự vội vã của ba mẹ cũng sẽ khiến con càng trở nên căng thẳng.

Mykingdom hy vọng rằng các mẹo nhỏ ở trên sẽ phần nào giúp bé vượt qua nỗi sợ tiêm. Tiêm phòng sẽ giúp con chống chọi với bệnh tật, trở nên khỏe mạnh hơn, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh thường gặp. Vậy nên thay vì tránh né việc thì ba mẹ hãy cùng con chiến thắng nỗi sợ hãi tiêm chủng nhé!