Cha mẹ cần làm gì để bảo vệ trẻ bị bắt nạt trên mạng

20.02.2024 BTV dieu.tranthi
Cha mẹ cần làm gì để bảo vệ trẻ bị bắt nạt trên mạng

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Theo sự phát triển của mạng xã hội, trẻ em dần được tiếp xúc với thứ mang tên "thế giới ảo". Tuy con có cơ hội tiếp xúc với nhiều người hơn, tạo dựng nhiều mối quan hệ mới, nhưng đâu đó cũng xảy ra tính trạng trẻ bị bắt nạt trên mạng. Sau đây sẽ là các giải pháp để tránh xảy ra hiện tượng trên.

Trẻ bị bắt nạt trên mạng thì cha mẹ cần làm gì?

Chỉ nói chuyện và an ủi con thôi là chưa đủ nếu trẻ bị bắt nạt trên mạng. Cha mẹ hãy tham khảo ngay các giải pháp này nhé.

Dành thời gian phổ cập kiến thức cho con về an toàn trên mạng

Trong một nghiên cứu toàn cầu do phần mềm Kaspersky thực hiện, theo như ý kiến của 8.793 phụ huynh có con từ 7 đến 12 tuổi, có đến 58% phụ huynh thừa nhận mình chỉ dành chưa đến 30 phút trong suốt khoảng thời gian con mình còn nhỏ để nói về vấn đề an toàn mạng; chỉ có 11% trong số đó nói rằng họ dành hơn 2 giờ để nói chuyện với con về các mối nguy hiểm của Internet.

Chính vì chưa có kiến thức nên con dễ trở thành đứa trẻ bị bắt nạt trên mạng. Phụ huynh cần dành ít nhất mười phút mỗi ngày để trò chuyện về một ngày của con trước khi đi ngủ, trong đó bao gồm cả các hoạt động trực tuyến. Đồng thời, cha mẹ cũng nói cho con biết tin tức về những mối nguy trên mạng xã hội để con nhận diện các mối nguy, qua đó đưa ra lời khuyên phù hợp.

Khi chưa nhận thức được sự an toàn khi sử dụng mạng xã hội, con dễ trở thành đối tượng bị bắt nạt

Trò chuyện cùng con về các hoạt động trên mạng xã hội

Các chuyên gia của Kaspersky khuyến nghị cha mẹ hãy đối phó với việc trẻ bị bắt nạt trên mạng như vấn nạn bắt nạt ngoài đời thực, bằng cách khuyến khích con cởi mở và nói chuyện với một người lớn đáng tin cậy (tốt nhất là phụ huynh) nếu con nhận được bất kỳ tin nhắn đe dọa hoặc không phù hợp nào.

Song song đó, cha mẹ cũng cần dành thời gian khám phá xu hướng, trò chơi và kênh mới nổi để hiểu được cách thức mà chúng tác động đến quá trình sử dụng Internet của con. 

Khi đã có tiếng nói chung về việc dùng mạng xã hội, phụ huynh có thể trò chuyện về mặt tích cực và tiêu cực mà các con gặp phải. Bạn cũng nên nói cho con một số trải nghiệm chưa tốt của mình, khi con hiểu rằng cha mẹ cũng giống như mình, thì mới có thể mạnh dạn chia sẻ những câu chuyện của bản thân. 

Bé sẽ nói chuyện với cha mẹ thay vì bạn trên mạng nhiều hơn khi con cảm nhận được sự thấu hiểu

Việc làm này không chỉ bình thường hóa cách bảo vệ con trên Internet mà còn tạo nên cầu nối để tiếp cận đến không gian mạng của con. Thêm vào đó, chỉ sau một thời gian ngắn, bạn sẽ nhận thấy mình không cần cố gắng để “kiểm tra” tình trạng hiện tại của con mà trẻ vẫn rất nhiệt tình chia sẻ.

Thiết lập nên các quy tắc cơ bản, rõ ràng

Thiết lập quy tắc là không thể thiếu đối với trẻ con, vì các bé vẫn chưa ý thức được hành động của mình là đúng hay sai. Quy tắc sẽ bao hàm cả những hoạt động trong cuộc sống thường ngày như tự dọn đồ chơi sau khi chơi xong, làm bài tập về nhà rồi mới chơi game… đến những điều con được làm và không được phép làm trên Internet. Phụ huynh cần giải thích tác dụng của các quy tắc trên chứ không phải ép con tuân theo, chỉ khi trẻ nhận thức được hậu quả của việc không nên làm thì con mới tuân thủ hoàn toàn được.

Ví dụ, cha mẹ có thể nói về việc con đăng một bức ảnh không phù hợp trên mạng. Dù con có xóa ở chỗ mình đăng thì bức ảnh cũng đã được lan truyền trên Internet và tồn tại mãi mãi. Bức ảnh có khả năng tác động đến cuộc sống cũng như công việc của con trong tương lai.

Chưa dừng lại ở đó, trong những ngày đầu thiết lập quy tắc để tránh trẻ bị bắt nạt trên mạng, phụ huynh nên sử dụng phần mềm kiểm soát đáng tin cậy để kịp thời quan tâm và hướng dẫn con đi vào khuôn khổ. Nhờ vậy, trẻ sẽ biết con được phép dành bao nhiêu thời gian cho “thế giới ảo” và các trang web nào thì nên chặn.

Các quy tắc lập ra sẽ giúp con sử dụng mạng một cách hiệu quả hơn

Vấn nạn này không phải là lỗi của con, bạn cần quan tâm con nhiều hơn nữa

Ông Yeo Siang Tiong, tổng giám đốc khu vực Đông Nam Á của Kaspersky, cho rằng: “Trước đây, mỗi khi đến mùa tựu trường, phụ huynh thường lo lắng về điểm học bạ của con mình. Thế nhưng, vấn đề này đã không còn nữa.

Các bậc phụ huynh Việt Nam, cũng như nhiều bậc phụ huynh khác trên thế giới, hiện đang nuôi dạy những đứa trẻ “siêu kết nối” (hyper-connected), vậy nên mối quan tâm lớn nhất hiện tại là liệu con của họ có trở thành mục tiêu của tội phạm mạng hay không. 

Không ai có quyền đổ lỗi cho các em vì trẻ em trong thời đại ngày nay bởi trẻ em là mục tiêu của những kẻ xấu, dẫn đến trẻ bị bắt nạt trên mạng và thậm chí bị đánh cắp thông tin cá nhân”.

Việc trẻ bị bắt nạt trên mạng sẽ ngày càng phổ biến nếu cha mẹ không hành động ngay từ bây giờ. Con sẽ nhận được lợi ích lớn nhất của mạng xã hội khi đã hiểu được những gì mình nên và không nên làm. Mykingdom hy vọng rằng mỗi đứa trẻ đều có thể bình an trưởng thành với một tâm thế lạc quan, vui vẻ.