Đặc trưng và nội dung của bài học STEM khoa học

20.02.2024 BTV dieu.tranthi
Đặc trưng và nội dung của bài học STEM khoa học

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Bài học STEM sẽ giúp trẻ em sáng tạo hơn và rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề. Chính vì vậy giáo dục STEM đang được quan tâm hàng đầu và được nhiều trường học áp dụng với mong muốn tạo ra một thế hệ trẻ ưu tú hơn. Vậy bạn đã biết đặc trưng của phương pháp này cũng như nội dung có trong bài dạy STEM là gì chưa?

  1. Bài học STEM gắn liền với thực tiễn

Một trong những lý do chính để phương pháp STEM đem lại lợi ích tối ưu cho các bạn học sinh chính là yếu tố thực tiễn. Các em sẽ được sử dụng sức sáng tạo và kiến thức của bản thân để giải quyết một vấn đề trong thực tế. 

  1. Bài học được phỏng theo quy trình thiết kế kỹ thuật

Khác với cách học truyền thống khi học sinh được tiếp nhận kiến thức một cách thụ động từ sách vở, bài học STEM yêu cầu trẻ tham gia vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành thử nghiệm nhằm tạo ra sản phẩm có thể phục vụ cho nhu cầu của đời sống.

Các em học sinh sẽ được hướng dẫn thông qua văn bản, video,… hoặc qua sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Quá trình thiết kế – thử nghiệm – điều chỉnh” được vận hành liên tục giúp học sinh tự đặt ra câu hỏi và tìm hiểu nguyên lý để giải quyết vấn đề.

Học sinh được tự đặt vấn đề và tìm cách giải quyết

  1. Bài học chỉ dẫn đến kết thúc mở, tạo không gian cho sức sáng tạo

Trong chương trình học STEM, bé sẽ được học theo các bài học không quá ràng buộc. Điều ràng buộc có chăng chỉ là giới hạn vật liệu được cung cấp và cách vận dụng vật liệu. Tuy nhiên, việc giới hạn nguồn lực tạo ra sản phẩm không hạn chế sức sáng tạo của trẻ, mà còn tăng khả năng thích ứng và giải quyết vấn đề.

  1. Bài học STEM tạo cơ hội để trẻ xác định nghề nghiệp tương lai

Phương pháp STEM sẽ tạo cơ hội cho các em học sinh giải quyết các vấn đề liên quan tới một nghề nghiệp cụ thể. Trẻ sẽ được tìm hiểu quy trình làm việc của nghề đó cũng như các yêu cầu cần đó để đưa ra giải pháp. Qua đó trẻ có thể hình thành tư duy và thái độ đối với ngành nghề ấy, góp phần định hướng nghề nghiệp.

Trẻ được tìm hiểu các yêu cầu cụ thể của ngành nghề

  1. Nội dung toán học và khoa học được liên kết chặt chẽ

Trong bài học STEM, các nội dung toán học và STEM khoa học được kết nối và tích hợp một cách chặt chẽ. Những kiến thức và kĩ năng toán học - khoa học sẽ là nền tảng vững chắc để học sinh giải quyết vấn đề và mài giũa kinh nghiệm.

  1. Không chỉ có 1 câu trả lời, trẻ được “thiết kế – thử nghiệm – điều chỉnh”

Khi trẻ thực hiện thí nghiệm khoa học có thể cho ra các kết quả khác nhau. Lúc này, thay vì bác bỏ ý kiến thì giáo viên sẽ hỗ trợ gợi ý và định hướng. Qua đó, học sinh sẽ chấp nhận tính đa chiều hoặc thảo luận để bác bỏ một giả thuyết nào đó.

Đối với các lớp STEM tiểu học và STEM mầm non, trẻ vẫn chưa có đủ khả năng để đưa ra những nhận xét chủ quan. Giáo viên sẽ là người hỗ trợ để bé hiểu được bài học, đảm bảo trẻ hiểu vấn đề từ cốt lõi chứ không đi trực tiếp đến kết quả.

  1. Hướng đến việc phát triển phẩm chất, năng lực

Thông qua quá trình vận dụng kiến thức, kĩ năng của các lĩnh vực khác nhau trong bài học STEM, trẻ sẽ có điều kiện phát triển năng lực. Việc giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn vừa giúp trẻ thể hiện năng lực ở mức độ nhất định vừa khám phá tiềm năng của bản thân.

Học theo phương pháp STEM giúp trẻ phát triển năng lực cá nhân

Bài học STEM chính là phương pháp giáo dục thời đại mới, sự hiệu quả của phương pháp này ngày càng rõ rệt khi rất nhiều trường học trên thế giới đã áp dụng và thành công. Việt Nam cũng đang đưa nội dung này vào chương trình giáo dục và chúng tôi tin chắc rằng chúng ta sẽ có những bạn trẻ thật tài năng và giỏi giang trong tương lai không xa.